Xây dựng kế hoạch mở tiệm bánh mì của riêng bạn
Xây dựng kế hoạch mở tiệm bánh mì của riêng bạn
Kinh doanh bánh mì đã và đang trở thành một trong những mô hình kinh doanh được đông đảo các hộ gia đình lựa chọn, với những ưu điểm như ít vốn, mặt hàng đa dạng phù hợp với sở thích của mọi người và đặc biệt là lãi khủng. Điều này phải chăng cũng gây hấp dẫn đối với bạn, bạn có muốn trở thành chủ của một tiệm bánh mì không? Hãy xây dựng kế hoạch mở tiệm bánh mì của riêng bạn với sự giúp đỡ của Quang Huy.
Tóm Tắt Nội Dung [Ẩn]
Xây dựng kế hoạch mở tiệm bánh mì
Để bắt đầu với một công việc kinh doanh thì đầu tiên chúng ta cần phải lên kế hoạch cho nó. Và với kinh doanh mở tiệm bánh mì cũng không phải là ngoại lệ. Vậy kế hoạch mở tiệm bánh mì cần phải xây dựng và triển khai như thế nào sao cho khoa học và hợp lý?
Lên ý tưởng kinh doanh
Trước hết bạn cần lên ý tưởng kinh doanh của mình. Nói dễ hiểu hơn là bạn đang muốn kinh doanh sản phẩm gì, hình thức kinh doanh nào khiến bạn quan tâm, … ? Bạn hãy thoải mái sáng tạo và lên những ý tưởng độc đáo, có thể tạo nên sự khác biệt so với phần còn lại.
Nếu bạn thường xuyên tìm hiểu về các loại hình kinh doanh, marketing, sales, … thì chắc hẳn bạn cũng đã nghe đến chiến lược Marketing 4P. 4P ở đây bao gồm: Product (sản phẩm), Place (địa điểm), Price (giá) và Promotion (quảng bá). Bất kì mô hình kinh doanh nào cũng nên triển khai theo chiến lược này.
>>> Xem ngay: kinh doanh bánh mì cần bao nhiêu vốn?
Lựa chọn thực đơn
Đầu tiên đó chính là sản phẩm, với kinh doanh bánh mì thì bạn có thể lựa chọn bánh mì pate truyền thống, bánh mì que cay, hay bánh mì Doner Kebab, … Bạn cũng có thể sáng tạo và tự nghĩ ra một loại bánh mì khác với cách chế biến đặc biệt theo sở thích của mình. Tuy nhiên việc này có vẻ khá mạo hiểm và nhìn chung, người ta thường lựa chọn sản phẩm mà có thị trường tiêu thụ mạnh mẽ nhất, chẳng hạn như bánh mì Doner Kebab.
Ngoài ra bạn cũng có thể mix thêm các sản phẩm khác để có thể phục vụ những khách hàng có nhu cầu. Chẳng hạn như bạn có thể bán thêm xôi, ngô nướng, bánh bao, … hay các loại nước giải khát: trà đào, trà tắc, … cũng rất được ưa chuộng.
Xem ngay
Cách làm bánh mì thổ nhĩ kỳ ngon để bán
Cách làm các loại nước sốt bán bánh mì thơm ngon
Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Thứ hai đó chính là địa điểm, hay còn gọi là hình thức kinh doanh. Bạn muốn mở một tiệm bánh mì ở đâu, cách phân phối sản phẩm đến tay khách hàng như thế nào?
Hiện nay có rất nhiều địa điểm kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn. Chẳng hạn như bạn có thể thuê lại mặt bằng để mở tiệm bánh mì, hoặc kinh doanh tại nhà, kinh doanh online, … hoặc thậm chí là kinh doanh bằng xe đẩy bán bánh mì giá rẻ cũng rất tiện lợi. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo là những địa điểm kinh doanh này gần các khu dân cư, bệnh viện, trường học, công ty, … đông người qua lại, khi đó thì nhu cầu tiêu thụ bánh mì mới cao, kinh doanh mới có lãi.
>>> Có thể bạn quan tâm: 101+ mẫu tủ bán bánh mì [bền + đẹp] giá rẻ nhất 2020
Menu giá bán cụ thể
Thứ ba là về giá cả. Yếu tố này chắc hẳn sẽ khiến nhiều khách hàng phải đau đầu bởi vì không biết lựa chọn mức giá bán nào là phù hợp. Nếu bán giá quá thấp thì lãi ít mà giá quá cao thì không ai mua và cũng khó cạnh tranh được với các cửa hàng khác, vì mình vừa mới mở, chưa có thị trường.
Chính vì thế bạn nên để mức giá bình dân và bằng với các cửa hàng khác để có thể gây được sự cạnh tranh. Ngoài ra bạn cũng nên có các option khác nhau cho khách hàng lựa chọn, chẳng hạn như bánh mì 15k, 20k, 25k, 30k, … Bởi vì có nhiều khách hàng thích ăn bánh mì nhiều nhân, nhiều thịt trong khi đó khách hàng khác thì chỉ cần một ổ bánh mì để lót dạ là đủ rồi.
Quảng bá thương hiệu
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó chính là chiến lược quảng bá sản phẩm. Làm thế nào để một tiệm bánh mì mới mở mà lại được nhiều người biết đến?
Chương trình khuyến mãi
Để tạo được hiệu ứng đám đông, tạo không khí sôi nổi và khiến cho khách hàng phải quan tâm thường xuyên thì bạn cần phải tổ chức những chương trình khuyến mãi, giảm giá, đặc biệt là trong những ngày đầu khai trường, dịp lễ, hay những ngày cuối tuần, … Khách hàng khi săn được những đơn giảm giá thì họ sẽ rất vui vì có đồ ăn giá rẻ, họ sẽ theo dõi để săn những đơn tiếp theo, ngoài ra họ cũng giới thiệu đến các khách hàng khác về tiệm bánh mì của bạn: chương trình giảm giá hấp dẫn, đồ ăn ngon, … Đổi lại bạn sẽ thu hút được một số lượng khách hàng rất lớn, kéo tương tác mạnh mẽ, …
Liên kết với công ty giao đồ ăn nhanh
Hiện nay có rất nhiều hãng giao đồ ăn nhanh lớn như: GrabFood, Foody, Now, Baemin, GoFood, … các cửa hình kinh doanh online hay offline đều liên kết với các công ty này. Bởi vì sao?
Khi liên kết với họ, tiệm bánh mì của bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm trên hệ thống website và sẽ được quảng bá rộng rãi trên toàn quốc, … khách hàng cũng sẽ dễ dàng tìm kiếm món ăn, đặt món ăn mà mình yêu thích. Còn về việc giao đồ ăn thì đã có các anh shipper rồi, bạn không cần phải lo nhé!
>>> Chắc ai đó sẽ cần: Cách bán bánh mì online hiệu quả!
Thực đơn các món ăn, nước uống đi kèm
Đừng chỉ tập trung vào một sản phẩm duy nhất khiến tiệm bánh mì của bạn trở nên đơn điệu, ít sự lựa chọn. Hãy biết cách xây dựng một menu thực đơn các món ăn thật phong phú và đa dạng, tuy nhiên không cần phải quá nhiều đâu! Chẳng hạn như ngoài bánh mì, tiệm của bạn còn có thêm các loại nước giải khát, sinh tố, …
Hiệu ứng trang trí
Để có thể gây sự chú ý với khách hàng, người qua đường thì hiệu ứng trang trí chiếm phần không kém quan trọng. Bạn hãy sáng tạo một logo độc đáo, đặc biệt, có kiểu dáng hiện đại và sang trọng, mới mẻ, … đừng quá truyền thống và cổ kính.
Bên cạnh đó là hiệu ứng ánh sáng, với các tiệm bánh mì thì nên sử dụng ánh sáng vàng, tạo cảm giác ấm áp, … trong khi đó với xe đẩy bánh mì thì nên bố trí các dây đèn led lấp lánh, đặc biệt là vào buổi đêm.
>>> Chia sẻ: hướng dẫn cách trang trí xe bánh mì đẹp + độc đáo cực kì đơn giản
Triển khai kế hoạch kinh doanh
Sau khi đã lên được ý tưởng kinh doanh thì việc triển khai các kế hoạch trên khá là dễ dàng. Công việc tiếp theo của bạn đó chính là chuẩn bị các trang thiết bị vật chất cần thiết, mua nguyên liệu làm bánh mì, học cách chế biến bánh mì, … cuối cùng là khai trương cửa hàng. Đừng quên chiến lược quảng bá sản phẩm nhé!
Kết luận:
Vậy là bài viết vừa rồi của chúng tôi đã giúp quý khách hàng xây dựng một kế hoạch mở tiệm bánh mì cụ thể, chi tiết với chiến lược marketing 4P. Hy vọng bài viết này sẽ tạo động lực cho quý khách hàng tự tin hơn trong việc mở tiệm bánh mì của riêng mình. Nếu cần hỗ trợ, hãy liên hệ với Quang Huy qua hotline: 09666.23.666 để được tư vấn. Chúc quý khách hàng kinh doanh thành công!
Comments
Post a Comment